Xây xẩm, choáng váng, chóng mặt là những biểu hiện của huyết áp thấp. Trường hợp này diễn ra thường xuyên có thể gây hại đến sức khỏe. Nếu gặp phải tình trạng huyết áp thấp, bạn cần có những biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng khám phá ngay 7 cách làm tăng huyết áp hiệu quả, an toàn ngay sau đây để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
I. Vì sao lại cần phải làm tăng huyết áp?
Cách làm tăng huyết áp là phương pháp giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp và để huyết áp đạt được chỉ số cân bằng, tránh những tác hại nguy hiểm do huyết áp thấp gây nên. Theo đó, chỉ số huyết áp bình thường của người từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi đạt ngưỡng trung bình 117/77 mmHg, tối thiểu là 105/73 mmHg và tối đa 120/81 mmHg.
- Người bị huyết áp thấp có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm.
- Đau đầu, khả năng tập trung kém, trí nhớ suy giảm.
- Buồn nôn, mắt mờ, da lạnh, sần sùi, nhợt nhạt.
- Thở nhanh, gấp gáp, một số trường hợp có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê sâu.
Huyết áp thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
II. Cách làm tăng huyết áp tại nhà
Đâu là cách làm tăng huyết áp tại nhà hiệu quả? Uống gì tăng huyết áp? Đây chính là những câu hỏi thường gặp khi bệnh nhân bị huyết áp thấp. Dưới đây là một số loại thức uống và cách làm tăng huyết áp hữu hiệu, có thể áp dụng ngay tại nhà:
1. Uống nước muối pha loãng
Một trong những cách làm tăng huyết áp nhanh chóng trả lời cho câu hỏi uống gì tăng huyết áp mà người bệnh có thể áp dụng đó chính là uống nước muối loãng. Bởi trong muối có hàm lượng Na cao, hỗ trợ tăng huyết áp hiệu quả. Do cơ thể người bệnh không nên hấp thu lượng muối quá nhiều nên các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên quá lạm dụng phương pháp này.
2. Sử dụng nước chanh
Nếu bạn phân vân chưa biết nên uống gì tăng huyết áp thì có thể lựa chọn uống nước chanh. Không chỉ có tác dụng làm mát cơ thể, trong chanh giàu vitamin C giúp ổn định huyết áp, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng suy nhược, mệt mỏi do huyết áp thấp gây nên đó là một trong những cách làm tăng huyết áp hiệu quả.
3. Bổ sung, bù nước cho cơ thể
Huyết áp thấp có thể xảy ra khi cơ thể bị mất nước do nôn mửa, tiêu chảy nặng, sốt hoặc đổ nhiều mồ hôi. Do đó, uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi là giải pháp giúp tăng huyết áp nhanh chóng và hiệu quả.
4. Trà gừng nóng
Gừng có tính ấm và là loại thực phẩm hữu ích cho việc khắc phục và ngăn ngừa tụt huyết áp. Uống trà gừng nóng mang đến hiệu quả ổn định, cải thiện tình trạng hạ huyết áp ở người bệnh được nhiều người bỏ vào cẩm nang “uống gì tăng huyết áp”.
5. Bổ sung đầy đủ nhóm chất
Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp xuất phát từ việc cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng, dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ nuôi cơ thể. Chính vì vậy, khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng vitamin B12, axit folic và sắt đó là cách làm tăng huyết áp, khiến huyết áp ổn định lâu dài.
6. Ăn nho khô
Trong nho khô có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể và đây cũng được xem là bài thuốc tự nhiên điều trị huyết áp thấp hiệu quả. Chỉ cần ăn khoảng 10 – 15 quả nho khô, huyết áp của bạn sẽ nhanh chóng ổn định.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm nho khô qua đêm trong nước và uống vào buổi sáng trước khi ăn để ngăn chặn tình trạng tụt huyết áp.
7. Mang vớ y khoa
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bị huyết áp thấp nên sử dụng vớ y khoa. Bởi khi mang vớ, lượng máu dồn xuống chân sẽ giảm, đồng thời làm tăng hồi lưu máu tĩnh mạch. Quá trình tuần hoàn máu diễn ra hiệu quả, giúp lượng máu cung cấp đủ nuôi cơ thể, huyết áp cũng nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng.
III. Cách phòng ngừa huyết áp thấp
Để phòng ngừa, hạn chế tình trạng huyết áp thấp, bạn cần:
1. Chia nhỏ bữa ăn
Khi hấp thu quá nhiều thức ăn vào cơ thể, hệ tiêu hóa phải hoạt động tối đa công suất, điều này làm cho lượng máu lưu thông tới đường tiêu hóa tăng dẫn đến thiếu hụt máu đến các cơ quan khác của cơ thể và làm tụt huyết áp. Do đó, việc chia nhỏ bữa ăn chính là biện pháp ngăn chặn huyết áp thấp hiệu quả.
2. Gối đầu cao khi nằm ngủ
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, việc kê gối cao một góc khoảng 10 – 20 độ sẽ giúp giảm nguy cơ hạ huyết áp khi ngủ, đồng thời hạn chế tình trạng xây xẩm, chóng mặt thoáng qua khi đứng lên đột ngột sau tỉnh giấc.
3. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chăm luyện tập thể dục thể thao thường ít bị huyết áp thấp. Bởi khi cơ thể hoạt động thể chất nhiều sẽ làm tăng hiệu quả tuần hoàn máu, giảm lưu lượng máu tập trung ở một bộ phận cụ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh và hạn chế nhiều bệnh tật.
4. Kiểm tra huyết áp tại nhà
Đây là cách phòng ngừa huyết áp thấp hữu hiệu giúp bạn chủ động nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, qua đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn dễ dàng đưa ra các phương pháp khắc phục kịp thời, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.’
Trường hợp nếu có những biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Huyết áp thấp là bệnh lý nguy hiểm, có thể xảy ra với bất cứ ai, do đó, hãy chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi, kiểm tra huyết áp và ứng dụng kịp thời các cách làm tăng huyết áp hiệu quả ngay tại nhà khi gặp huyết áp thấp bạn nhé!