Loãng xương là bệnh lý nguy hiểm, gây tổn thương các mô xương, làm xương giòn, dễ gãy. Vậy nguyên nhân gây loãng xương là gì? Đâu là dấu hiệu, triệu chứng loãng xương thường gặp? Hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết, triệu chứng loãng xương để phòng ngừa và điều trị một cách hiệu quả ngay sau đây nhé!
I. Loãng xương là gì?
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương dễ tổn thương, thậm chí có thể dẫn đến gãy xương dù chỉ gặp phải chấn thương nhẹ. Các xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay là những xương dễ tổn thương. Trong đó, khả năng lành lại sau khi gãy của xương đùi và xương cột sống rất thấp nên thường phải điều trị bằng cách phẫu thuật.
Bệnh loãng xương thường diễn tiến âm thầm và thường xảy ra ở người lớn tuổi do quá trình chuyển hóa xương biến đổi liên tục làm rối loạn quá trình tạo xương. Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gãy xương: Khi mật độ xương giảm, xương sẽ yếu, giòn hơn, nhiều trường hợp nặng chỉ cần tác động nhẹ như cuối người, va chạm cũng sẽ gây gãy xương.
- Lún xẹp đốt sống: Biến chứng này có thể làm bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn hoặc gây chèn ép dây thần kinh, đau nhức kéo dài, thậm chí là làm tăng tốc độ thoái hoá cột sống.
- Suy giảm khả năng vận động, làm tăng nguy cơ tắc mạch chi, viêm phổi, hoại tử.
II. Nguyên nhân gây ra loãng xương?
Có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý loãng xương gồm:
1. Nguyên nhân thứ phát
Các bệnh mạn tính như bệnh cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi, bệnh gan, tiền sử dạ dày,…. hoặc thói quen sử dụng thuốc không đúng cách chính là nguyên nhân gây khởi phát tình trạng loãng xương.
2. Nguyên nhân nguyên phát
Những nguyên nhân nguyên phát dẫn đến tình trạng loãng xương chủ yếu là do:
- Sự lão hóa của mô xương, tình trạng mất cân bằng giữa số lượng tế bào xương tạo ra và mô xương bị hủy dẫn đến tình trạng loãng xương.
- Phụ nữ suy giảm nội tiết tố estrogen sau mãn kinh hoặc tình trạng giảm sản xuất hormon tuyến cận giáp, mật độ xương trở nên giảm do tình trạng tăng thải canxi gây ra.
- Tuổi càng cao, nguy cơ mắc loãng xương càng tăng, nhất là người có độ tuổi trên 70 tuổi.
- Lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể, ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin D.
3. Nguyên nhân khác
Loãng xương còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như: đã từng gãy xương, sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, heparin trong thời gian dài,…
III. Các triệu chứng loãng xương
Để phát hiện sớm bệnh lý loãng xương, bạn cần phải theo dõi và quan sát những biến chuyển bất thường của cơ thể. Những triệu chứng loãng xương có thể nhận biết như:
1. Mật độ xương giảm
Giảm mật độ xương là một trong những triệu chứng loãng xương thường gặp. Lúc này xương cột sống sẽ có tình trạng bị xẹp hoặc gãy và lún. Người bệnh thường chịu những cơn đau lưng, dáng đi hơi khom và gù lưng lại, chiều cao cũng do đó mà giảm đi.
2. Đau ở vùng xương chịu trọng lượng cơ thể
Biểu hiện của triệu chứng loãng xương này cụ thể sẽ ở vũng xương cột sống, thắt lưng, xương hông, đầu gối và xương chậu. Những cơn đau sẽ thường tái đi tái lại nhiều lần sau khi bị chấn thương một cách âm ỉ, kéo dài; và dần tăng lên khi người bệnh chuyển động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
3. Đau ở khu vực cột sống, thắt lưng và liên sườn
Với triệu chứng loãng xương bạn không thể bỏ qua khi cảm thấy các khu vực cột sống, thắt lưng và liên sườn. Bởi tình trạng này khá nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, thần kinh dẫn đến đùi hay thần kinh tọa. Biểu hiện mà bạn có thể suy đoán được đó là khi bạn cảm thấy rõ rệt cơn đau từ lưng lúc chuyển động mạnh hay thay đổi tư thế. Tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn khi thực hiện tư thế cúi người hay xoay người.
4. Gãy xương hoặc sau chấn thương
Triệu chứng loãng xương ban đầu cũng có thể bắt đầu từ câu chuyện bạn bị gãy xương trước đó hoặc sau chấn thương nhẹ do va đập,…
5. Chuột rút
Triệu chứng loãng xương có thể được biểu hiện bởi tình trạng chuột rút kèm theo là ớn lạnh và đổ mồ hôi nhiều.
6. Đau nhức đầu xương
Đau nhức các đầu xương là một trong số các triệu chứng loãng xương rõ rệt. Cụ thể bạn sẽ có cảm giác mỏi ở các phần xương dài, cảm thấy đau như bị kim châm chích vào toàn thân.
7. Các biểu hiện không đặc hiệu
Thông thường triệu chứng loãng xương mà bạn gặp phải cũng có thể là các biểu hiện khó đoán dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Tuy nhiên đừng xem thường vì nó cũng có thể là tín hiệu ban đầu nhắc nhở bạn như: chậm tiêu, đau ngực, cảm thấy khó thở,…
IV. Cách chẩn đoán loãng xương chính xác
Hiện nay, có 2 phương pháp để chẩn đoán loãng xương gồm:
1. Đo mật độ xương
Đây là phương pháp chẩn đoán loãng xương chính xác và được nhiều người lựa chọn. Cụ thể, với kỹ thuật này, người ta sẽ dùng tia X hoặc chụp CT để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương.
Đo mật độ xương thường được dùng ở các vùng xương sống, xương hông, xương cẳng tay,… bởi đây là những xương dễ tổn thương khi mật độ xương thấp.
2. Xét nghiệm máu và nước tiểu
Bên cạnh đo mật độ xương, người bệnh có thể xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện tình trạng loãng xương. Theo đó, phương pháp này sẽ kiểm tra lượng nội tiết tố và phát hiện những nguy cơ làm tăng sự thiếu hụt xương như thiếu khoáng chất, vitamin,…
V. Cách điều trị loãng xương
Dưới đây là một số cách điều trị loãng xương hiệu quả, khoa học, bạn có thể tham khảo và lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp:
1. Điều trị loãng xương bằng phương pháp tự nhiên
Song song với việc hướng dẫn điều trị bằng thuốc của bác sĩ bạn cũng có thể tự chủ động tăng cường hỗ trợ điều trị loãng xương cho mình bằng các cách như:
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các loại thức ăn và các thực phẩm giàu canxi. Hạn chế hút thuốc, uống rượu, kiểm soát tốt cân nặng.
- Thường xuyên vận động để tăng sự dẻo dai của cơ bắp, tránh té ngã, vận động mạnh.
- Sử dụng các dụng cụ nẹp chỉnh hình để giảm sự tác động lực lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông,…
2. Dùng thuốc điều trị loãng xương
Bên cạnh bổ sung vitamin C, vitamin D, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc để chống hủy xương. Tùy vào tình trạng bệnh và trạng thái cơ thể, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như Alendronate, Zoledronic acid, Calcitonin,…
Một số nhóm thuốc điều trị loãng xương phổ biến như:
- Strontium ranelate (Protelos) làm tăng cường tạo xương, ức chế hủy xương.
- Deca-Durabolin và Durabolin tăng quá trình đồng hóa.
- Lưu ý, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị các biến chứng do loãng xương gây nên
- Tùy vào cấp độ, người ta có thể điều trị loãng xương bằng cách điều trị biến chứng của bệnh như điều trị đau bằng Calcitonin, điều trị gãy xương bằng phương pháp đeo nẹp, thay đốt sống nhân tạo, phẫu thuật,…
VI. Cách phòng ngừa loãng xương
Phòng ngừa loãng xương không khó, bạn chỉ cần:
- Ăn uống đầy đủ các nhóm chất, bổ sung canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe. Bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hạn chế loãng xương theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Thay đổi thói quen sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp để làm tăng sự dẻo dai của cơ bắp và sức khỏe của xương.
- Khi gặp các tình trạng như đau xương khớp, đau cơ bắp, chuột rút thường xuyên, bạn cần nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe xương.
- Không lạm dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích có hại như hút thuốc, rượu bia,…
Xương khớp lão hóa là điều khó tránh khỏi, do đó, khi phát hiệu triệu chứng loãng xương, bạn đừng ngần ngại mà hãy kiểm tra ngay để có phương pháp điều trị, ngăn chặn kịp thời ngay bạn nhé!