9 dấu hiệu đột quỵ không nên bỏ qua

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, thường xuất hiện đột ngột và để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Vậy các dấu hiệu đột quỵ là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh đột quỵ ngay nhé!

1 - Viện Lão Tâm An

I. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não thường xảy ra khi quá trình chu cấp máu não bị gián đoạn dẫn đến thiếu thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào làm não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Khi các tế bào não không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến chết tế bào não. Tình trạng này diễn ra trong thời gian rất ngắn, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, do đó khi bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức.
Đột quỵ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, tư duy của cơ thể và để lại nhiều di chứng nặng nề như: rối loạn cảm xúc, suy giảm thị lực, liệt nửa người,… Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Dựa trên nguyên nhân, người ta chia đột quỵ ra làm hai loại:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não gây ra.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Do thành động mạch yếu hoặc xuất hiện các vết nứt gây vỡ mạch máu não ồ ạt dẫn đến xuất huyết não.

Bên cạnh hai loại đột quỵ trên, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải tình trạng đột quỵ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời.

II. Các nguyên nhân gây ra đột quỵ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ, chủ yếu là các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Tuy vậy, tình trạng này đang có nguy cơ trẻ hóa và bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  • Giới tính: Theo một vài nghiên cứu y khoa, tỷ lệ đột quỵ ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
  • Di truyền hoặc từng có tiểu sử đột quỵ: Người có người thân từng mắc đột quỵ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường. Nếu đã từng có tiền sử bị đột quỵ thì vẫn có nguy cơ tái đột quỵ, nhất là trong vài tháng đầu và kéo dài khoảng 5 năm.
  • Đột quỵ xuất phát từ các bệnh lý: Người gặp các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu,… có khả năng bị đột quỵ cao.
  • Lối sống không lành mạnh như: Ăn uống thiếu chất, lười vận động, sử dụng các chất kích thích, hút thuốc, thức khuya,… cũng là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.

III. Các dấu hiệu đột quỵ

Thường xuyên lắng nghe cơ thể chính là cách để nhận biết các dấu hiệu đột quỵ. Theo đó, các “tín hiệu” mà cơ thể cảnh báo bạn đang có nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như:

1. Suy nhược cơ thể, các chi mất sức

Khi bị đột quỵ các tế bào não sẽ bị tê liệt, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các chi, vì thế người có dấu hiệu đột quỵ sẽ có thể gặp tình trạng suy nhược cơ thể, mất sức, cánh tay không thể giữ ở tư thế giơ cao.

Suy nhuoc co the cac chi mat suc - Viện Lão Tâm An

2. Gặp khó khăn khi nói chuyện

Rối loạn ngôn ngữ, phát âm khó khăn, nói ngọng bất thường chính là những biểu hiện cho thấy bạn đang có dấu hiệu của đột quỵ.

Gap kho khan khi noi chuyen - Viện Lão Tâm An

3. Choáng váng, xây xẩm

Chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, không thể điều khiển hành động: Tình trạng này khá phổ biến ở những bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tắc nghẽn cục máu đông hoặc xuất huyết gây thiếu oxy của não bộ.

Choang vang xay - Viện Lão Tâm An

4. Thị giác suy giảm

Người bệnh có thể mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt. Khi có biểu hiện dấu hiệu đột quỵ này, người bệnh cần phải được cấp cứu ngay.

5 - Viện Lão Tâm An

5. Đau đầu đột ngột, dữ dội

Những cơn đau đầu đột ngột xuất hiện chính là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang gặp phải nguy cơ đột quỵ.

6 - Viện Lão Tâm An

6. Biểu hiện bất thường ở cơ mặt

Khi gặp phải trường hợp mặt có những biểu hiện bất thường như mặt thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường,… bạn cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để thăm khám, bởi đây là một trong những dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời.

8 - Viện Lão Tâm An

7. Khó thở

Tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn ở nữ giới, khi đột quỵ, tim đập nhanh và gây nên tình trạng khó thở.

Kho tho - Viện Lão Tâm An

8. Rối loạn trí nhớ

Người bệnh đột quỵ có những biểu hiện về nhận thức như rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

Roi loan tri nho - Viện Lão Tâm An

9. Bất tỉnh

Trường hợp đột quỵ diễn tiến nhanh mà không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến bất tỉnh. Lúc này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời, để tránh những biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.

Thiet ke chua co ten - Viện Lão Tâm An

IV. Cách phòng ngừa đột quỵ

Dưới đây là một số gợi ý để phòng ngừa đột quỵ, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Rèn luyện thói quen tốt

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến đột đều xuất phát từ những thói quen không lành mạnh. Do đó, bạn cần biết cách kiểm soát nguy cơ đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống. Theo đó, bạn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đầy đủ nhóm chất (protein, chất xơ, chất béo,…), hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo có hại cho cơ thể (thức ăn nhanh, đồ chiên xào). Không thức khuya, tắm đêm cũng là cách bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây đột quỵ.

2. Tập luyện thể dục thể thao

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn các bộ môn như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ. Tần suất luyện tập tốt nhất là 30 phút/ngày và ít nhất 4 lần/tuần.

3. Giữ ấm cơ thể

Người lớn tuổi dễ tăng huyết áp khi nhiễm lạnh, do đó, trong thời điểm giao mùa, cần phải lưu ý giữ ấm cơ thể và đảm bảo thân nhiệt.

4. Khám sức khỏe định kỳ

Việc thường xuyên khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện nguy cơ và những dấu hiệu đột quỵ để phòng tránh và điều trị kịp thời. Đặc biệt là những người cao tuổi, người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu hoặc người có tiền sử đột quỵ.

Trên đây là những dấu hiệu đột quỵ phổ biến mà bạn cần biết để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh lý nguy hiểm này. Và đừng quên ứng dụng những phương pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh khỏi những di chứng do đột quỵ gây ra bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Tiktok Youtube