Bệnh suy tim không quá đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Để tìm hiểu rõ hơn về suy tim và những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh lý này, hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
I. Bệnh suy tim là gì?
Khi cơ tim không đủ khả năng bơm và cung cấp máu đảm bảo các nhu cầu hoạt động của cơ thể sẽ dẫn đến suy tim. Bệnh nhân suy tim thường cảm thấy khó thở, mệt mỏi do khả năng vận chuyển máu chậm, gây thiếu oxy cung cấp cho cơ thể.
Bệnh suy tim không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Suy tim là hệ quả của nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch (bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh,…) và các bệnh lý khác như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành,…
Người suy tim nặng còn có nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim và suy tim mất bù.
Những nhóm đối tượng thường mắc suy tim gồm:
- Người cao tuổi
- Nam giới có thói quen không lành mạnh như thường xuyên hút thuốc lá, ăn mặn, lười vận động.
- Bệnh nhân có các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh phổi tắc nghẽn,…
- Phụ nữ cũng có nguy cơ suy tim và khả năng tử vong do suy tim ở phụ nữ cao hơn nam giới.
II. Giai đoạn và cấp độ bệnh suy tim như thế nào?
1. Các cấp độ của suy tim
Theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim được chia thành 4 cấp độ:
- Suy tim độ I: Hoạt động thể chất diễn ra gần như bình thường, người bệnh không cảm thấy mệt mỏi quá mức, tim đập nhanh, hồi hộp hay khó thở.
- Suy tim độ II: Có dấu hiệu mệt mỏi, hồi hộp, khó thở (thở gấp) hay đau ngực khi hoạt động gắng sức.
- Suy tim độ III: Khả năng vận động bị hạn chế, thường xuyên mệt mỏi, khó thở dù chỉ vận động nhẹ.
- Suy tim độ IV: Cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi kể cả khi vận động và nghỉ ngơi.
2. Các giai đoạn suy tim
Dựa trên hệ thống của Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA), suy tim được chia thành 4 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn A: Người bệnh có nguy cơ suy tim cao do có bệnh nền như bệnh mạch vành, tăng huyết áp hay đái tháo đường,… Ở giai đoạn này, suy tim chưa có biểu hiện rõ ràng, người bệnh có thể hoạt động thể chất bình thường mà không cảm thấy mệt mỏi.
- Giai đoạn B: Tương ứng bệnh nhân suy tim độ I theo hệ thống NYHA. Suy tim được xác định do người bệnh bị phì đại thất trái, suy giảm chức năng thất trái, có tiền sử nhồi máu cơ tim,…
- Giai đoạn C: Người bệnh có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức.
- Giai đoạn D: Ở giai đoạn này, bệnh nhân có những triệu chứng rõ ràng của suy tim. Lượng máu bơm đi đến những cơ quan khác ít gây hụt hơi, khó thở, tức ngực.
III. Nguyên nhân gây ra bệnh suy tim
Suy tim xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
1. Người bệnh có bệnh nền
Dựa trên các ca bệnh thực tế, các chuyên gia nhận định, người có các bệnh nền thường mắc suy tim. Theo đó, các bệnh dễ dẫn đến biến chứng suy tim gồm:
- Bệnh mạch vành: Làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu, dẫn đến suy tim.
- Cao huyết áp: Huyết áp tăng cao, kéo dài có thể làm suy giảm khả năng bơm máu, ảnh hưởng đến chức năng tim, gây suy tim.
- Bệnh tiểu đường và bệnh thận: Đây là 2 bệnh lý nguy hiểm có khả năng dẫn đến suy tim cao.
2. Suy tim xuất phát từ các bệnh lý tim mạch
Trong một số trường hợp, suy tim là tình trạng tiến triển nặng của một số bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, tăng áp lực trong tim, tim suy yếu, tăng áp phổi,… Những bệnh lý này thường gây cản trở khả năng bơm máu, tạo áp lực lớn đến tim làm tim phải hoạt động với công suất lớn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy tim.
Ngoài những nguyên nhân trên, việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc lá, bụi mịn cũng có thể gây hại và làm gia tăng nguy cơ suy tim.
VI. Các triệu chứng suy tim thường gặp
Khi bị suy tim, tùy vào thể trạng cơ thể mà mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, phổ biến nhất là các triệu chứng sau:
- Mệt mỏi, khó thở: Đây là hai triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim. Khi vận động nhẹ hay nặng, người bệnh đều cảm thấy khó thở, cơ thể mệt mỏi. Trường hợp suy tim nặng dù nghỉ ngơi cơ thể vẫn không có sức.
- Sưng chân và mắt cá chân: Phù nề cũng là dấu hiệu cảnh báo suy tim.
- Ho dai dẳng, kéo dài: Người suy tim thường có triệu chứng ho, nặng hơn có thể ho ra máu hoặc bọt hồng.
- Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, thở khò khè.
- Suy tim có thể ảnh hưởng đến vị giác, gây cảm giác ăn mất ngon.
- Chóng mặt và ngất xỉu cũng là những biểu hiện phổ biến của suy tim.
- Tình trạng lo lắng quá mức do suy tim có thể dẫn đến mất ngủ, nặng hơn có thể gây trầm cảm.
V. Cách điều trị bệnh suy tim
Suy tim là bệnh lý mãn tính, do đó cần được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ có thể cải thiện và hồi phục chức năng tim. Dưới đây là một số phương pháp điều trị suy tim hiệu quả:
1. Điều trị bằng thuốc
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc để điều trị. Các loại thuốc này do bác sĩ kê đơn và thường phải sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả điều trị. Một số thuốc điều trị suy tim phổ biến có thể kể đến như thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc đối kháng Aldosterone, thuốc tăng co bóp cơ tim,…
Khi sử dụng thuốc điều trị suy tim bạn cần lưu ý:
- Uống đúng, đủ liều và dùng liên tục theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra định kỳ để bác sĩ có phương pháp tăng, giảm lượng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
- Báo ngay với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
2. Can thiệp bằng phẫu thuật
Nếu bệnh nhân đã sử dụng thuốc nhưng bệnh tình không được kiểm soát mà có chiều hướng tiến triển xấu thì phải tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật. Tùy vào nguyên nhân, thể trạng người bệnh mà các sĩ sẽ cân nhắc, lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
- Suy tim do bệnh mạch vành: Phẫu thuật đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
- Suy tim do hẹp – hở van tim: Nong, sửa hoặc thay mới van tim.
- Suy tim do rối loạn nhịp tim: Phẫu thuật đặt máy khử rung tim hoặc máy tái đồng bộ cơ tim.
thì người bệnh sẽ cần phải đặt máy khử rung tim trong trường hợp rung nhĩ hoặc máy - Dù là phẫu thuật hay sử dụng thuốc, người bệnh vẫn cần theo dõi sát xao tình trạng bệnh. Suy tim vẫn có tái lại nếu người bệnh không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
V. Chế độ sinh hoạt cho người mắc bệnh suy tim
Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt tốt giúp bạn phòng ngừa suy tim hiệu quả, cùng khám phá ngay nhé:
- Ăn uống lành mạnh, giảm lượng đường và chất béo nạp vào cơ thể. Bổ sung chất xơ và vitamin bằng các ăn rau xanh, cá, thịt nạc,…
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như cafein,…
- Luyện tập thể dụng thể thao để làm tăng sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tập các môn thể thao nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga, đạp xe đạp,…
- Không để thừa cân, béo phì, kiểm soát cân nặng ở ngưỡng vừa phải để tránh suy tim.
- Tránh để cơ thể căng thẳng quá mức gây co mạch và tạo sức ép lên tim.
Để có trái tim khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh suy tim, bạn cần theo dõi sức khỏe, lắng nghe cơ thể để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp tăng tuổi thọ, cải thiện sức khỏe cơ tim và tăng chất lượng cuộc sống.