Cách sơ cứu người bị tai biến là kỹ năng quan trọng mà ai trong chúng ta cũng cần trang bị kiến thức này; để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp để giúp người bệnh có cơ hội sống sót cao hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu người bị đột quỵ (tai biến) hiệu quả.
I. Tai Biến Mạch Máu Não Là Gì?
Tai biến mạch máu não là yếu tố gây nguy cơ tử vong cao đột ngột, nhanh chóng khó lường trước, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của con người, kể cả những người trẻ. Theo đó, tai biến mạch máu não được hiểu là tình trạng vỡ hoặc tắt nghẽn động mạch, mao mạch hoặc tĩnh mạch một cách đột ngột không do tác động của ngoại lực. Khi các mạch máu này bị vỡ/tắt nghẽn sẽ khiến cho các tế bào trên não dần dần chết đi do thiếu hụt lượng oxi cùng dưỡng chất cần thiết. Trong thời gian dài các tế bào sẽ chết nhiều lên khiến người bệnh bị tổn thương nặng, dẫn đến tử vong. Trường hợp may mắn được cứu sống kịp thời người bệnh cũng sẽ gặp phải các biến chứng như: liệt nửa người, liệt tai chân, không thể nói chuyện như thông thường,…
Hiện nay có 2 dạng tai biến mạch máu não thường gặp là: thiếu máu nào và xuất huyết não dẫn tới tai biến mạch máu não. Đối với từng loại sẽ có những đặc điểm khác nhau cụ thể:
1. Tai biến do thiếu máu não
Thiếu máu não là trường hợp phổ biến nhất trong các ca tai biến mạch máu não khi chiếm đến 80% ca bệnh, đây là tình trạng thiếu máu cục bộ, khiến cho tế bào não bị giảm lưu lượng máu không có đủ máu để nuôi dưỡng các tế bào từ đó bị hoại tử. Nếu trong khoảng thời gian 4 giờ đồng hồ không được cấp cứu, người bệnh có thể tử vong.
2. Tai biến do xuất huyết não
Trường hợp xuất huyết não được hiểu là mạch máu bị tràn vào các mô não gây tình trạng phù não và tạo sức ép lên các mô khiến cho các tế bào từ từ chết đi và gây ra tình trạng vỡ mạch máu não. Xuất huyết não cực kỳ nguy hiểm vì chỉ trong vài phút người bệnh có thể sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Có thể thấy, dù tai biến mạch máu não do nhồi máu não hay xuất huyết não thì vẫn đòi hỏi cấp cứu kịp thời. Vì thế việc nắm vững kiến thức về cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não là vô cùng cần thiết và quan trọng để kịp thời ứng cứu mọi lúc, mọi nơi.
II. Biểu hiện qua từng giai đoạn tai biến mạch máu não
Nhận biết các dấu hiệu tai biến mạch máu não là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp bạn có thể biết để thực hiện các cách sơ cứu người bị tai biến, giúp người bệnh vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Hiện nay, tai biến mạch máu não được phân theo 2 giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể:
1. Giai đoạn khởi phát tai biến mạch máu não
Giai đoạn khởi phát tai biến/đột quỵ là giai đoạn mà nhiều người thường không lưu tâm và bỏ qua. Bởi trong giai đoạn này bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường, tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp một người bệnh sẽ có biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí là đột ngột té ngã dẫn đến hôn mê,… Chính vì vậy, khi bạn hoặc người thân có các biểu hiện như:
- Bỗng dưng bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu mà không rõ nguyên nhân.
- Nhận thấy một bên mặt nặng nề bị xệ xuống.
- Tê cánh tay hoặc chân có thể là mất cảm giác hoặc buông thõng.
- Mắt trở nên mờ dần ở 2 bên, dòm không rõ hoặc ù tai.
- Miệng có chút méo, khó khăn khi giao tiếp hoặc không kiểm soát được lời nói.
Nếu gặp các trường hợp trên bạn cần theo dõi tiến triển bệnh và kịp thời đến trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe toàn diện, đồng thời nên thăm khám thường xuyên để điều trị một cách kịp thời, tốt nhất.
2. Giai đoạn toàn phát tai biến mạch máu não
Giai đoạn toàn phát là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, đồng thời xuất hiện các triệu chứng đi kèm mặt tái nhợt, mất phản xạ giác mạc, khó nuốt nước bọt, thở to và gấp, mất kiểm soát trong việc đại tiểu tiện, cơ thể bất động,… Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bên cạnh cần đặc biệt lưu ý:
- Bệnh nhân có nhịp thở hoặc nhịp tim rối loạn
- Động mạch, phế quảng tăng tiết dẫn tới tình trạng đờm, nước bọt bị ứ lại.
- Nhiệt độ cơ thể có phần tăng cao đột ngột so với bình thường.
- Mặt trở nên tím tái.
Ở giai đoạn này, nếu được cấp cứu người bệnh sẽ có khả năng được cứu sống, tuy nhiên người bệnh vẫn sẽ bị di chứng về sau. Vì vậy việc nhận biết và sớm điều trị là vô cần thiết.
III. Cách sơ cứu người bị tai biến
Khi phát hiện một người bị tai biến mạch máu não, việc sơ cứu nhanh chóng và chính xác là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến khả năng sống sót của bệnh nhân cũng như mức độ hồi phục sau này.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sơ cứu người bị tai biến, giúp bạn có thể phản ứng kịp thời và hiệu quả trong những tình huống khẩn cấp. Mọi hành động trong việc thực hiện cách sơ cứu người bị đột quỵ (tai biến) cần cẩn thận và khẩn trương để không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bước 1: Gọi cấp cứu ngay lập tức
- Thời gian là yếu tố quyết định trong trường hợp tai biến vì thế hãy gọi ngay cấp cứu 115 để nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp.
- Khi gọi cấp cứu, hãy cố gắng cung cấp thông tin chính xác về tình trạng của bệnh nhân, địa chỉ, và thời gian bắt đầu các triệu chứng.
Bước 2: Đặt người bệnh nằm ở tư thế an toàn
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh việc bị sặc nếu có nôn mửa.
- Để đầu của người bệnh hơi cao khoảng 30 độ so với cơ thể để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn đến não.
- Tránh di chuyển bệnh nhân trừ khi thực sự cần thiết, vì điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 3: Theo dõi hô hấp và nhịp tim
- Nếu bệnh nhân không thở hoặc có dấu hiệu ngừng tim, hãy thực hiện ép tim ngoài lồng ngực (CPR).
- Nếu bạn biết cách, hãy ép mạnh và nhanh ở giữa ngực bệnh nhân với tốc độ khoảng 100-120 lần/phút.
Bước 4: Không cho người bệnh ăn uống
- Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong quá trình sơ cứu, trường hợp bệnh nhân đang ăn dở hãy lập tức lấy thức ăn từ miệng của bệnh nhân ra ngoài, để tránh trường hợp bị nghẹt thở hoặc sặc.
Bước 5: Giữ tinh thần bệnh nhân ổn định
- Cố gắng giữ bình tĩnh và nói chuyện nhẹ nhàng với bệnh nhân để giúp họ ổn định tâm lý, không hoảng loạn.
- Hướng dẫn người bệnh thở đều, chậm để giữ tinh thần ổn định.
Tuy nhiên, có một vài lưu ý đặc biệt khi thực hiện cách sơ cứu người bị tai biến và đột quỵ gồm:
- Tuyệt đối không tự ý để bệnh nhân uống thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.
- Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến ý thức của người bệnh. Theo dõi xem bệnh nhân có tỉnh táo hay không, có dấu hiệu co giật hoặc bất thường nào khác không.
- Không vỗ, lắc người bệnh, điều này không những không giúp ích mà còn có thể gây tổn thương thêm.
- Không tự ý di chuyển bệnh nhân trừ khi người bệnh ở trong tình trạng nguy hiểm khác (như nguy cơ ngã), bạn nên để họ nằm yên cho đến khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
- Không đắp chăn hay dùng nước nóng/lạnh, những phương pháp này không có tác dụng cải thiện tình trạng và có thể làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu hơn.
Lời khuyên: Để thực hiện cách sơ cứu người bị đột quỵ một cách chính xác, chuẩn y khoa bạn nên tham khảo và tham gia các lớp học nghiệp vụ để có thêm kiến thức sơ cứu.
IV . Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não và đột quỵ
Cách tốt nhất để đối phó với tai biến và đột quỵ là phòng ngừa trước khi chúng xảy ra. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị các bệnh lý nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não.
- Không chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, khi có các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt mà không rõ lý do cần kiểm tra kịp thời để sớm phát hiện bệnh.
- Duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến mạch máu và đột quỵ như bổ sung nhiều chất sơ, hạn chế ăn nhiều chất béo bão hòa, nên luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên,…
Phòng ngừa sẽ hiệu quả khi mọi người ý thức được sự nghiêm trọng của căn bệnh, hãy lưu tâm để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra từ ban đầu.
V. Dịch vụ chăm sóc sau tai biến tại viện dưỡng lão Tâm An
Viện Dưỡng Lão Tâm An là một trong số viện dưỡng lão TPHCM cung cấp dịch vụ chăm sóc sau tai biến uy tín và chất lượng hiện nay. Tại Tâm An sức khỏe của NCT sẽ nhanh chóng phục hồi nhờ vào: đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, môi trường thoáng mát với không gian xanh, hỗ trợ quản lý chặt chẽ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, lịch trình ăn uống, sinh hoạt và luyện tập khoa học,…
Tai biến mạch máu não và đột quỵ là những tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng, nhưng nếu bạn nắm vững cách sơ cứu người bị tai biến và đột quỵ, bạn có thể giúp giảm thiểu tổn thương và tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Hãy luôn giữ bình tĩnh, hành động đúng cách và gọi cấp cứu ngay khi phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Việc phòng ngừa thông qua lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc tai biến và đột quỵ.
Xem thêm: