Người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe, trong đó việc kiểm soát đường huyết là một phần quan trọng. Vậy chỉ số đường huyết là gì? Làm thế nào để giữ chỉ số đường huyết của người cao tuổi ổn định? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông tin trên, hãy cùng tham khảo nhé!
I. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là một chỉ số đo lường nồng độ glucose (đường) trong máu. Đây được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Chỉ số đường huyết của người cao tuổi thường được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí từng phút, phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Khi chỉ số đường huyết quá cao hoặc quá thấp, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực như:
1. Chỉ số đường huyết cao
- Nguy cơ bệnh tim mạch: Đường huyết cao liên quan chặt chẽ đến bệnh tim và động mạch. Nồng độ đường huyết cao có thể gây tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Tổn thương mắt và thị lực: Đường huyết cao ảnh hưởng đến mạch máu và thần kinh ở mắt, gây ra các vấn đề thị lực và thậm chí mù lòa.
- Suy thận: Đường huyết cao gây áp lực lên hệ thống thận, dẫn đến suy thận.
2. Chỉ số đường huyết thấp
- Nguy cơ hôn mê và biến chứng nguy hiểm: Hạ đường huyết trầm trọng có thể dẫn đến hôn mê và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
- Ảnh hưởng đến chức năng não: Não phụ thuộc hoàn toàn vào đường huyết để cung cấp năng lượng hoạt động. Chính vì vậy, hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng của não, gây mất cân bằng và thiếu năng lượng.
II. Chỉ số đường huyết bình thường của người cao tuổi ở các thời điểm
Tùy vào từng thời điểm mà chỉ số đường huyết có thể tăng hoặc giảm. Do đó, để xác định chỉ số đường huyết bình thường ở người cao tuổi người ta sẽ dựa vào:
1. Chỉ số đường huyết của người cao tuổi khi ngủ
Chỉ số đường huyết của người cao tuổi vào thời điểm đi ngủ thường rơi vào khoảng từ 110 – 115mg/dL tương tự với chỉ số khoảng 6 – 8.3mmol/l. Đây là mức đường huyết tương đối ổn định ở người bình thường.
Đối với người cao tuổi, cần thực hiện kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ khoảng 15 – 20 phút, để biết được lượng đường trong cơ thể có đang ổn định hay không. Từ đó, kịp thời điều chỉnh, hạn chế insulin tiết vào máu để ổn định đường huyết.
2. Chỉ số đường huyết của người cao tuổi khi đói
Đối với người trên 60 tuổi, chỉ số đường huyết có sự khác biệt rõ rệt vào thời điểm đói và thời điểm no. Để kiểm tra chính xác lượng đường có trong cơ thể, các chuyên gia khuyến khích nên thực hiện trong lúc đói.
Chỉ số đường huyết của người cao tuổi được xem là bình thường khi con số hiển thị nằm trong ngưỡng từ 3.9 – 5mml/l, tương đương khoảng 70 – 92mg/dL. Nếu vượt quá ngưỡng này, cần đưa người cao tuổi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
3. Chỉ số đường huyết của người cao tuổi sau khi ăn
Sau khi ăn cách 1 -2 tiếng là thời điểm vàng để đo lượng đường huyết của người cao tuổi chính xác. Bởi lúc này, lượng đường trong thức ăn đã được tiêu hóa và duy trì ở mức ổn định nên sẽ cho kết quả đúng và chuẩn.
Mức đường huyết sau khi ăn ở người cao tuổi được xem là bình thường khi nằm trong khoảng 6.6mmol/l, đồng nghĩa với khoảng 120mg/dL.
III. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số đường huyết cao ở người cao tuổi
Chỉ số đường huyết cao ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cần được quan tâm đặc biệt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chỉ số đường huyết cao, bạn có thể tham khảo:
1. Thừa cân và béo phì
Khi cân nặng vượt quá ngưỡng ổn định, các tế bào trong cơ thể trở nên kém nhạy với insulin. Tuyến tụy không tiết đủ lượng insulin để ổn định đường huyết, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
2. Chức năng tuyến tụy suy giảm
Tuyến tụy là cơ quan chức năng đảm nhiệm vai trò sản xuất các enzyme và hormone giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là insulin cần thiết để điều chỉnh lượng glucose. Do đó, khi chức năng tuyến tụy suy giảm, khả năng chuyển hóa các chất bột đường không hiệu quả, làm lượng đường tích tụ trong cơ thể tăng cao.
3. Tuổi tác và hệ thống điều hòa đường huyết
Người cao tuổi có hệ thống điều hòa đường huyết kém nhạy bén hơn so với người trẻ cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
4. Lối sống ít hoạt động
Người cao tuổi ít vận động thường có nguy cơ tăng đường huyết cao, bởi nguồn năng lượng do glucose không được tiêu hao, gây tồn động và làm chỉ số đường huyết trong máu vượt ngưỡng ổn định.
IV. Cách giúp chỉ số đường huyết người cao tuổi ổn định
Để chỉ số đường huyết của người cao tuổi luôn duy trì ở mức ổn định cần:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh
Để giúp ích trong việc điều chỉnh chỉ số đường huyết của người cao tuổi một cách ổn định, bạn cần xây dựng chế độ ăn khoa học:
- Hạn chế lượng carbohydrate từ tinh bột, nhưng không nhịn ăn.
- Uống nước nhiều hơn để làm loãng máu và giảm lượng đường dư thừa.
- Tăng cường chất xơ từ trái cây, rau củ, và các loại đậu, ngũ cốc.
2. Chú ý đến vận động và tập luyện hợp lý
Việc luyện tập thể dục, thể thao cũng là một trong những cách giúp ổn định chỉ số đường huyết của người cao tuổi, cụ thể:
- Duy trì hoạt động thể lực bình thường để cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe.
- Vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện sự nhạy bén của hệ thống điều hòa đường huyết, làm lượng đường trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định giúp hạn chế tình trạng đường huyết tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp.
3. Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì hay mỡ máu chính là những nguyên nhân gây tăng đường huyết, do đó để giữ chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định bạn nên kiểm soát cân nặng hợp lý.
Chỉ số đường huyết ở người cao tuổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó, đối với người cao tuổi cần phải được kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.