Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chỉ với một vài va chạm nhẹ. Để xác định loãng xương, người ta thường thực hiện kiểm tra mật độ xương để xác định các chỉ số loãng xương. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số loãng xương và các phương pháp đo mật độ xương.
I. Chỉ số loãng xương là gì?
Chỉ số loãng xương là chỉ số phản ánh mật độ xương, xác định tình trạng loãng xương ở người trưởng thành và phụ nữ sau mãn kinh. Việc kiểm tra các chỉ số loãng xương sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề về xương, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do loãng xương gây ra.
Bên cạnh đó, các chỉ số loãng xương còn giúp dự đoán nguy cơ gãy xương do loãng xương. Các chuyên gia khuyến nghị, người trưởng thành cần thực hiện kiểm tra tổng quát định kỳ tối thiểu 1 lần/năm để bảo vệ và phòng ngừa các nguy cơ loãng xương hiệu quả.
II. Đối tượng cần kiểm tra mật độ xương
Các đối tượng cần kiểm tra chỉ số loãng xương gồm:
- Nữ giới độ tuổi từ 40 – 45 hoặc nam giới nằm trong độ tuổi từ 50 – 60 tuổi.
- Phụ nữ tiền mãn kinh, có tiền sử gãy xương.
- Người lười vận động, có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh.
- Người thường xuyên sử dụng corticoid hoặc liệu pháp thay thế hormone kéo dài.
II. Các phương pháp kiểm tra chỉ số loãng xương
Có 2 phương pháp kiểm tra chỉ số loãng xương phổ biến:
1. Phương pháp DEXA
DEXA là từ viết tắt của Dual Energy X-ray Absorptiometry. Phương pháp DEXA là phương pháp phổ biến dùng để kiểm tra mật độ xương hay các chỉ số loãng xương bằng cách sử dụng hấp thụ tia X năng lượng kép. Các tia này giúp xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương.
Quy trình kiểm tra chỉ số loãng xương bằng phương pháp DEXA gồm các bước sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn đệm trong tư thế duỗi thẳng hai chân để thực hiện kiểm tra.
- Hai máy quét có chứa tia X sẽ di chuyển qua phần cột sống, hông dưới và chạy ngay phía trước người bệnh và gửi dữ liệu hình ảnh sang máy tính để xử lý.
- Kỹ thuật viên sẽ quan sát toàn bộ quá trình xử lý hình ảnh, cung cấp dữ liệu và trả kết quả về cho người thực hiện đo chỉ số loãng xương.
Lưu ý: Trong suốt quá trình kiểm tra mật độ xương bằng phương pháp này, người bệnh cần nằm yên và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Phương pháp DXA
Phương pháp này ít phổ biến hơn nhưng cho kết quả tương đối chính xác. Phương pháp DXA thường dùng xác định khối lượng xương bị mất. Kỹ thuật này thường được thực hiện ở cột sống, cổ xương đùi hay toàn bộ cơ thể.
Các đối tượng có thể thực hiện kiểm tra mật độ xương bằng phương pháp DXA:
- Phụ nữ sau 65 tuổi hoặc phụ nữ mãn kinh.
- Người có tiền sử loãng xương hoặc gia đình có người bị loãng xương.
- Người có nhu cầu kiểm tra các chỉ số loãng xương.
- Bệnh nhân từng gãy xương do loãng xương.
III. Kiểm tra chỉ số loãng xương bằng DEXA và DXA có an toàn không?
Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng tia X để thực hiện kiểm tra chỉ số loãng xương sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định rằng việc kiểm tra mật độ loãng xương bằng phương pháp DEXA và DXA tương đối an toàn với hầu hết các đối tượng bởi tia X kép có bức xạ tương đối thấp. Riêng đối với phụ nữ có thai, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp này để tránh tổn hại thai nhi.
Việc tầm soát loãng xương sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng, chính xác tình trạng loãng xương của bệnh nhân. Từ đó, giúp người bệnh điều trị kịp thời và hạn chế gặp các biến chứng do loãng xương gây ra. Kiểm tra chỉ số loãng xương bằng DEXA và DXA an toàn và hiệu quả nên bạn có thể đưa người thân tầm soát ít nhất 1 lần/năm.
IV. Chỉ số loãng xương bao nhiêu là bình thường?
Sau khi thực hiện kiểm tra mật độ, khối lượng xương, các bác sĩ sẽ trả lại kết quả dưới dạng các chỉ số loãng xương T (T-score). Chỉ số này giúp xác định mật độ xương, chỉ số T càng nhỏ, nguy cơ gặp các vấn đề về xương càng cao.
Các chỉ số loãng xương sẽ được chia thành 3 mức độ:
- Mật độ xương bình thường: Chỉ số T nằm trong khoảng từ -1 đến +1.
- Mật độ xương thấp: Chỉ số T nằm trong khoảng từ -1 đến -2,5, tuy nhiên chưa đến mức gây loãng xương. Chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp mật độ xương trở lại bình thường.
- Mật độ xương thấp quá giới hạn cho phép: Chỉ số T từ -2.5 trở xuống. Đây là mức độ cảnh báo loãng xương cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ để hỗ trợ điều trị loãng xương. Chỉ số T này càng thấp, mức độ loãng xương càng nặng.
Ngoài chỉ số T, kết quả trả về khi đo mật độ xương còn có chỉ số Z (hay còn gọi là Z-score). Chỉ số này giúp xác định được khối lượng xương so với chỉ số tiêu chuẩn và dự đoán nguy cơ gãy xương do loãng xương hiệu quả.
Các chỉ số Z thường gặp:
- Z-score = 0: Chỉ số mật độ xương bằng giá trị trung bình của độ tuổi đó
- Z-score >0 : Chỉ số mật độ xương cao hơn giá trị trung bình của độ tuổi đó
- Z-score: < -1,5: Cần kiểm tra xem có các yếu tố thứ phát gây mất xương hay không.
- Z < -2,0 : Có thể bị gãy xương do loãng xương.
V. Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống xương chắc khỏe, ngừa loãng xương
Loãng xương là bệnh lý nguy hiểm do đó, việc phòng ngừa loãng xương ngay từ sớm sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro và biến chứng. Dưới đây là một số cách xây dựng hệ thống xương chắc khỏe, hạn chế nguy cơ loãng xương, bạn có thể tham khảo:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Để phòng ngừa loãng xương, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như rau xanh (bắp cải, bông cải xanh, rau mùi tây,…); các thực phẩm chứa nhiều protein (trứng, yến mạch, sữa,..). Các loại thực phẩm này rất tốt cho quá trình sản xuất các tế bào tạo xương, góp phần bảo vệ xương chắc khỏe.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi: Các chuyên gia khuyến cáo hầu hết mọi người nên bổ sung khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tái tạo xương hiệu quả, giúp cấu trúc xương vững mạnh. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến như phô mai, hạt, sữa chua,…
- Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mất mật độ xương. Bạn có thể luyện tập các bài tập đơn giản như nâng tạ, yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền,…
Trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết về chỉ số loãng xương, các phương pháp xác định chỉ số loãng xương hiệu quả. Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chỉ số loãng xương cũng như cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả.