Không chỉ còn là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, tình trạng loãng xương hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Điều này gây nguy hại lớn đến sức khỏe bởi giới trẻ ít quan tâm phòng ngừa và điều trị loãng xương. Vậy đâu là nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
I. Vì sao người trẻ bị loãng xương?
Có 3 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ gồm:
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu vi chất có lợi
Người trẻ thường không chú trọng quá nhiều đến chế độ ăn uống. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và vitamin D – hai dưỡng chất rất quan trọng giúp xương chắc khỏe. Khi cơ thể không nhận đủ canxi, việc hình thành các mô xương và xương sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tuổi càng lớn, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra gây ra tình trạng loãng xương ở người trẻ.
2. Ít luyện tập thể dục thể thao
Trong thế giới hiện đại, áp lực học tập, công việc làm cho người trẻ ít quan tâm đến sức khỏe. Chính vì vậy, thói quen luyện tập thể thao cũng không còn được duy trì đều đặn, làm các khớp xương dễ giòn, thiếu sự dẻo dai và chịu lực kém. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương.
3. Lối sống không lành mạnh
Thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thút,… cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp. Các chất như Nicotine, nồng độ cồn có thể làm giảm hấp thụ canxi và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D, gây suy giảm mật độ xương.
II. Loãng xương ở người trẻ có nguy hiểm?
Tình loãng xương ở người trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp phải ở người trẻ:
1. Biến dạng cấu trúc xương
Bệnh nhân loãng xương có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như cong, vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, gây khó thở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên xem thường loãng xương và cần có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
2. Gãy xương
Khi bị loãng xương, dù chỉ một vài va chạm nhẹ vẫn tác động và gây ảnh hưởng tới xương, thậm chí là dẫn đến gãy xương. Do đó, bệnh nhân loãng xương cần chú ý khi thực hiện các động tác cúi, gập người để tránh những hậu quả nghiêm trọng do loãng xương gây ra.
3. Lún xẹp đốt sống
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương ở người trẻ vì có thể dẫn đến tàn tật suốt đời, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
IV. Điểm nhận biết loãng xương ở người trẻ
Tương tự như người già, loãng xương ở người trẻ cũng có một số triệu chứng và biểu hiện sau:
1. Đau đột ngột, dữ dội ở các vùng xương
Loãng xương thường làm cho mật độ xương suy giảm và thay đổi cấu trúc xương, các xương mất đi không kịp tái tạo có thể dẫn đến đau nhức xương. Các vùng xương thường bị đau nhức như vùng lưng, cổ tay hoặc cổ chân đây là những vùng thường xuyên vận động và chịu tác động lực lớn. Do đó, nếu gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội thì rất có thể bạn đang bị loãng xương.
2. Chiều cao ngừng phát triển
Đối với những người trẻ, việc dừng phát triển chiều cao trong thời gian dài chính là biểu hiện cho thấy bạn đang gặp vấn đề về loãng xương.
3. Xương dễ gãy
Gãy xương chính là hệ quả của việc loãng xương, đặc biệt trong độ tuổi còn trẻ mà khi gặp phải các va chạm không quá lớn mà xương của bạn dễ gãy, lâu hồi phục thì bạn cần phải kiểm tra để sớm phát hiện tình trạng mật độ xương của bản thân. Các vị trí thường bị gãy xương như xương cánh tay, xương đùi, xương chậu,…
IV. Phương pháp khắc phục loãng xương ở người trẻ
1. Bổ sung Canxi và Vitamin D tái tạo cấu trúc xương
- Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất có lợi cho sự hình thành của hệ xương khớp. Các chất này có tác dụng làm ức chế quá trình loãng xương, hỗ trợ tái cấu trúc xương hiệu quả. Hàm lượng Canxi cần thiết từ 1000 – 1200 mg/ngày.
- Bạn có thể bổ sung Canxi bằng nhiều cách như ăn các thực phẩm giàu Canxi (cua, tôm, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa) hoặc sử dụng các dược phẩm chứa canxi.
- Đối với vitamin D, hàm lượng khuyến cáo cần bổ sung cho người loãng xương là 800- 1000 đơn vị/ ngày.
2. Sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Các loại thuốc có thể sử dụng để làm tăng quá trình tái tạo và ức chế quá trình phá hủy xương được các chuyên gia khuyên dùng có thể kể đến như:
- Bisphosphonates: làm chậm quá trình phân hủy xương hiệu quả, tuy nhiên cần kiên trì sử dụng từ 6 – 12 tháng.
- Bổ sung chất tương tự estrogen để duy trì mật độ xương và hạn chế nguy cơ gãy xương.
- Các loại thuốc có bổ sung hormone tuyến cận giáp nhằm kích thích tái tạo tế bào xương mới.
- Sử dụng các loại thuốc sinh học có chứa nhiều protein cũng là cách để làm hạn chế loãng xương ở người trẻ.
V. Cách phòng ngừa loãng xương ở người trẻ
Thay đổi thói quen sống là phương pháp hữu hiệu để người trẻ bảo vệ sức khỏe xương khớp. Theo đó, bạn có thể tham khảo các cách sau đây để phòng ngừa loãng xương:
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Đây là cách giúp tăng cường mật độ xương và cải thiện tình trạng sức khỏe hệ xương hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân như đi bộ, yoga, đạp xe đạp,…
- Chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối: Một khung xương chắc khỏe cần được “tẩm bổ” thường xuyên bằng các khoáng chất, vi chất có lợi, đặc biệt là canxi và vitamin D. Các khoáng chất khác như magie, kẽm cũng hỗ trợ xây dựng cấu trúc xương rất hiệu quả ở người trẻ.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định: Giảm áp lực lên xương, khớp bằng cách duy trì cân nặng ở mức phù hợp, không bị thừa cân, béo phì cũng chính là cách hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
- Khám sức khỏe định kỳ: Qua các lần khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, người trẻ sẽ sớm phát hiện các nguy cơ loãng xương và có phương pháp phòng ngừa phù hợp.
Đừng để loãng xương ở người trẻ gây trở ngại đến cuộc sống của bạn. Hãy cùng rèn luyện thói quen tốt để phòng, chống loãng xương ngay từ bây giờ bạn nhé!