Tỷ lệ người cao tuổi đang chiếm phần lớn trong tổng dân số Việt Nam. Có rất nhiều thuật ngữ dùng để chỉ người cao tuổi. Vậy người cao tuổi là bao nhiêu tuổi? Người cao tuổi có những đặc quyền gì? Hãy cùng khám phá khái niệm về người cao tuổi và những quyền lợi mà người cao tuổi được thụ hưởng ngay sau đây nhé!
I. Như thế nào được xem là người cao tuổi?
Người cao tuổi là bao nhiêu tuổi? có thể hiểu những người già, tuổi tác cao thường được xem là người cao tuổi. Tại Việt Nam, người cao tuổi chiếm vị trí quan trọng và có tỷ lệ cao. Ở mỗi quốc gia, định nghĩa về việc người cao tuổi là bao nhiêu tuổi sẽ có sự khác nhau.
Người cao tuổi thường có kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm và dày dặn chuyên môn. Đây chính là thành phần “cốt cán” đã cống hiến và góp phần xây dựng đất nước trong thời trẻ. Do đó, khi về già, sức khỏe của họ đôi phần bị giảm sút và gặp những khó khăn nhất định trong sinh hoạt và việc làm. Chính vì vậy, Luật người có quy định những quyền lợi, nghĩa vụ cũng như chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi giúp họ có cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn.
II. Bao nhiêu tuổi được xem là người cao tuổi?
Để trả lời cho câu hỏi người cao tuổi là bao nhiêu tuổi? sẽ tùy vào từng lĩnh vực, mà độ tuổi của người cao tuổi có thể có sự khác biệt. Cụ thể:
Trong y học, người ta dựa trên tình trạng sức khỏe của các cơ quan chức năng của cơ thể. Người cao tuổi các cơ quan chức năng bị già hóa, suy giảm và có khả năng mắc các bệnh phổ biến như cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường,…
Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về độ tuổi để xác định người cao tuổi. Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009, tất cả công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên đều được gọi là người cao tuổi.
Bên cạnh những độ tuổi được quy định, người ta còn quan tâm đến những đặc điểm của người cao tuổi. Theo đó có 2 yếu tố về đặc điểm cần lưu tâm ở người cao tuổi, gồm:
1. Đặc điểm về sức khỏe, tâm lý
Khi bước qua độ tuổi ngoài 60, con người sẽ có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tinh thần. Ở người cao tuổi, khả năng thích ứng giảm, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa như da nhăn, tóc bạc, đi đứng cũng chậm chạp, mắt mờ, tai lãng,… Những khủng hoảng tâm lý như cảm thấy cô đơn, bi quan, nóng nảy, đa nghi,… cũng là biểu hiện thường thấy ở người già.
2. Đặc điểm về kinh tế – xã hội
Người già bị hạn chế về sức khỏe và khả năng làm việc, do đó, phần lớn phải lệ thuộc vào gia đình. Ít vận động có thể dẫn đến các bệnh người già, mất khả năng tự túc và tự tồn.
III. Quyền lợi của người cao tuổi?
Người cao tuổi được hưởng nhiều chính sách và quyền lợi đặc biệt, cụ thể như sau:
- Là đối tượng được thụ hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng; chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế; chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh; chính sách chúc thọ, mừng thọ; hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng;… theo quy định của Luật Người cao tuổi.
- Được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, được tự quyết định chung sống với con cháu hoặc sống một mình.
- Người cao tuổi được ưu tiên sử dụng các dịch vụ về y tế, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; được miễn trừ các khoản tiền đóng góp vào các hoạt động xã hội (trừ trường hợp tự nguyện đóng góp).
- Tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cũng là một trong những đặc quyền của người cao tuổi.
- Được trở thành người lao động cao tuổi nhưng cần đáp ứng đủ một số yêu cầu và tiêu chí nhất định. Về phía người sử dụng lao động cần phải theo sát, kiểm tra và chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi.
Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu thêm về khái niệm người cao tuổi, người cao tuổi là bao nhiêu tuổi và những quyền lợi người cao tuổi được thụ hưởng theo quy định của pháp luật. Theo đó, người cao tuổi cần nhận được nhiều hơn sự quan tâm, yêu thương từ gia đình và người thân để sống vui, sống khỏe.