Tăng huyết áp rất phổ biến hiện nay, gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu không biết cách xử lý. Trên thế giới hiện nay có 1,13 tỷ người cao huyết áp, đến 2025, dự đoán là 1,56 tỷ người. Vậy tăng huyết áp là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy tham khảo bài viết bên dưới để góp nhặt những kiến thức hữu ích cho chính mình.
I. Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với đối tượng người lớn tuổi. Khi mức tăng huyết áp ở mức cao, trong khoảng thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, có thể nguy hiểm đến tính mạng con người.
Huyết áp được xác định là áp lực của máu tác động lên thành động mạch (đơn vị tính là mmHg). Đơn vị tính của huyết áp là mmHg và được xác định bằng cách do huyết áp. Có hai chỉ số được xác định bằng cách đo huyết áp:
- Chỉ số xác định ở phía trên, thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp hoạt động được xác định là huyết áp tâm thu. Chỉ số này rất đáng quan tâm bởi nó thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể.
- Chỉ số xác định ở phía dưới, thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim thư giãn được xác định là huyết áp tâm trương. Chỉ số này ít được quan tâm bằng huyết áp tâm trương bởi nó thể hiện khả năng đàn hồi của thành mạch.
Khi bác sĩ hoặc y tá đo huyết áp cho bạn, thông thường họ sẽ đọc hai chỉ số trên và dưới, ví dụ: Huyết áp 130/80mmHg thì có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120, tâm trương là 80.
Tình trạng tăng huyết áp xảy ra khi 2 chỉ số tâm thu lúc nghỉ và tâm trương lúc nghỉ >= 130 mmHg hoặc >= 80 mmHg, hoặc cả hai.
II. Các nguyên nhân tăng huyết áp?
Tăng huyết áp ở độ tuổi trưởng thành hầu hết là bệnh lý tăng huyết áp vô căn (không xác định nguyên nhân). 90% trong cộng đồng mắc trường hợp này chưa rõ nguyên nhân, 10% còn lại là tăng huyết áp thứ cấp (có thể xác định nguyên nhân), có thể hết bệnh, huyết áp trở lại bình thường nếu như giải quyết nguyên nhân một cách triệt để.
Bệnh lý tăng huyết áp thứ phát được xác định có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân như: Béo phì, cường aldosteron nguyên phát, bệnh ngưng thở, tắc nghẽn khi ngủ, bệnh nhu mô thận (viêm cầu thận, viêm bể thận mạn tính, bệnh thận đa nang hoặc các bệnh do đường tiết niệu). Các triệu chứng hiếm gặp khác có thể kể đến như: hội chứng cushing, suy giáp, cường giáp, u tủy thượng thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid, cocaine,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây tăng huyết áp. Đối với nam giới, việc lạm dụng uống quá nhiều rượu thì khả năng bị tăng huyết áp cũng cao hơn người bình thường. Thông thường, sẽ không có triệu chứng lâm sàng với tăng huyết áp thứ cấp trừ khi bệnh kéo dài hoặc khi huyết áp tăng rất cao.
Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp như: ăn mặn, ít trái cây, rau củ, ăn nhiều chất béo bão hòa. Người ít vận động, thường xuyên hút thuốc là hay thừa cân béo phì cũng dễ bị tăng huyết áp. Đối với những người làm việc văn phòng, quản lý thường xuyên suy nghĩ căng thẳng, hay lo âu, stress thì cũng rất dễ tăng nguy cơ. Ngoài ra, đối với những gia đình có tiểu sử tăng huyết áp thì nguy cơ cũng sẽ cao hơn người bình thường.
III. Các triệu chứng tăng huyết áp thường gặp?
Tăng huyết áp với những triệu chứng, diễn biến thầm lặng, ít biểu hiện rõ ràng, tuy vậy, những biến chứng mà nó xảy ra thì rất nặng nề, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng tính mạng.
Một số triệu chứng của bệnh tăng huyết áp có thể kể đến như: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nặng đầu, mỏi vai gáy. Các trường hợp nặng có thể có những triệu chứng dữ dội hơn như: giảm thị lực, thở gấp, đau nhói vùng tim, mặt đỏ, nôn ói, hốt hoảng, da tái xanh, run chân tay, lú lẫn,…
Tuy vậy, đây chỉ là các triệu chứng dễ nhận biết còn lại có đến 50% người bị tăng huyết áp không có triệu chứng, vì vậy họ gần như không biết mình mắc bệnh. Có nhiều người chỉ biết mình bị tăng huyết áp khi xảy ra biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận. Vì vậy, cách tốt nhất là thường xuyên tự kiểm tra huyết áp và khám sức khỏe định kỳ mỗi 6- 12 tháng, nhất là đối với những người lớn tuổi hoặc những người có nguy cơ cao của bệnh tăng huyết áp.
IV. Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim và mạch máu làm tổn thương tim và hỏng thành mạch máu. Với một số trường hợp tăng huyết áp nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng khó lường:
- Bệnh nhồi máu cơ tim: là tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra các hậu quả như suy tim, đột tử bởi tình trạng xảy ra động mạch vành tắc nghẽn đột ngột, làm tim không nhận đủ máu, điều này làm cơ tim bị chết do thiếu máu vì thế có khả năng bị hoại tử tim.
- Đột quỵ xuất huyết não: Đột quỵ là tình trạng gây tử vong nhanh nhất và nguy hiểm nhất, vì thể cần thực hiện cấp cứu kịp thời trong thời gian sớm nhất để tránh tối đa những biến chứng về hệ thần kinh cũng như vận động trong cơ thể. Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ do áp lực tăng cao, các động mạch cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn làm cho tế bào não bị chết nhanh chóng.
- Các bệnh lý nguy hiểm khác như: bệnh mạch máu ngoại vi, xuất hiện những cơn đau thắt, xuất huyết võng mạc, phù gai thị, suy tim hoặc nặng nhất có thể xảy ra đó là trường hợp tử vong.
V. Cách chẩn đoán huyết áp chuẩn xác
1. Các chỉ số huyết áp chuẩn xác
Để biết huyết áp chính xác nhất hiện nay chỉ có duy nhất một cách hiệu quả và chuẩn xác đó là do huyết áp. 3 chỉ số đo mà mọi người cần lưu ý đó là:
- Chỉ số đo huyết áp tại nhà ≥ 135/85 mmHg
- Chỉ số đo huyết áp tại phòng khám ≥ 140/90 mmHg
- Chỉ số với máy đo huyết áp liên tục 24h ≥ 130/80 mmHg
2. Thực hiện đo huyết áp
Khi thực hiện đo huyết áp bạn cần hết sức lưu ý để có kết quả chính xác cụ thể:
- Không uống cafe, hút thuốc lá 2 giờ trước khi đo.
- Trước khi thực hiện đo huyết áp cần nghỉ ngơi 15 phút.
- Khi đo có thể ngồi tựa lưng ghế, hai chân chạm sàn, không bắt chéo chân hoặc nằm trên giường, cần giữ im lặng, tư thế nghỉ ngơi khi đo.
- Mỗi lần đo thực hiện 2 lượt, nếu chỉ số của 2 lần đo có sự khác biệt lớn > 10 mmHg thì phải thực hiện lần đo thứ 3, sau đó cộng trung bình. Mỗi lần đo cách nhau 2 phút
- Có thể do huyết áp buổi sáng hoặc chiều hoặc khi cảm thấy có triệu chứng của tăng huyết áp.
- Dùng máy đo tự động có thể hiện chỉ số rõ ràng để dễ đọc chỉ số một cách chính xác.
3. Những xét nghiệm tìm nguyên nhân tăng huyết áp
Để xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân tăng huyết áp bạn cần thông qua việc:
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Siêu âm động mạch thận.
- Siêu âm động mạch chủ.
- Xét nghiệm chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, tuyến giáp, tuyến yên,…
- Chụp CT hoặc chụp MRI phần bụng để tìm u tuyến thượng thận.
- Chụp võng mạc.
- Siêu âm tim, đo điện tim.
4. Những xét nghiệm sau khi bị tăng huyết áp
Khi phát hiện mình bị tăng huyết áp, người bệnh cần làm 2 nhóm xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân khiến tăng huyết áp. Nếu trong trường hợp bị tăng huyết áp thứ cấp thì vẫn có thể điều trị nguyên nhân để chữa dứt điểm bệnh này, ví dụ như bị u tuyến thượng thận, hẹp eo động mạch chủ hoặc hẹp động mạch thận,…
- Xét nghiệm giúp đánh giá những ảnh hưởng của việc tăng huyết áp đến cơ thể như tim, mạch, thận, mắt, và não,….
5. Cách điều trị cao huyết áp hiệu quả
Để điều trị tăng huyết áp hiệu quả nhất thì cần kết hợp giữa việc điều chỉnh lối sống, ăn uống và chế độ tập luyện hiệu quả cộng với sử dụng thuốc hạ huyết áp theo đúng liều lượng của bác sĩ cho phép để đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg hoặc tương đương tùy theo bệnh lý và chỉ số riêng của từng người.
- Sử dụng thuốc hạ huyết áp
- Thuốc hạ huyết áp gồm 6 nhóm:
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Giúp làm giảm sự ứ nước trong cơ thể làm hạ huyết áp, gồm có: indapamid, sprironolacton, triamteren, amilorid, hydroclorothiazid,…
- Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương: giúp hoạt hóa một số tế bào thần kinh làm hạ huyết áp, gồm có: methyldopa, reserpin, clonidin
- Nhóm thuốc chẹn beta: giúp làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp, thuốc chống chỉ định với người bị hen suyễn, suy tim, gồm có: pindolol, timolol, atenolol, propranolol,…
- Nhóm thuốc đối kháng canxi: giúp chặn dòng ion canxi đi vào tế bào của mạch máu gây giãn mạch từ đó hạ huyết áp, gồm có: nicardipin, nifedipin, isradipin, diltiazem, ….
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển: giúp không sinh ra angiotensin II làm hạ huyết áp, gồm có: enalapril, lisinopril, benazepril, captopril,….
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II: Nhóm thuốc này giúp hạ huyết áp, cân bằng trị số huyết áp bình thường tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển.
Người bị tăng huyết áp cần uống thuốc đều đặn hàng ngày theo đơn kê toa từ bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có tác dụng phụ xảy ra, ngay lập tức, hãy liên hệ bác sĩ để tìm hiểu lý do và điều chỉnh các loại thuốc cho phù hợp với cá nhân từng người bệnh. Ngoài ra, mỗi gia đình cũng nên trang bị máy đo huyết áp để có thể tự đo huyết áp tại nhà mỗi ngày hoặc những thời điểm nghi ngờ tăng huyết áp. Việc này cũng rất tốt trong việc cung cấp thông tin để các bác sĩ có cái nhìn tổng quan trong việc điều trị, cấp thuốc và tư vấn cho tối ưu nhất có thể.
6. Điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày
Vẫn có những cách điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc, bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, thư giãn, nghỉ ngơi mỗi ngày như:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày: Giảm ăn mặn, giảm lượng muối khi nấu ăn, tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế mỡ béo, hạn chế đồ hộp, thức ăn nhanh.
- Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao giúp nâng cao sức khỏe.
- Thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện giúp giảm cân.
- Hạn chế các loại thuốc gây tăng huyết áp như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
- Ngoài ra, nên giữ tinh thần thư thái, vui vẻ, sảng khoái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress
- Khám sức khỏe định kỳ cũng là phương án hiệu quả giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng cao huyết áp một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, tăng huyết áp đang ngày một gia tăng và trở lên phổ biến nhất là đối với những người trung niên và người già. Bệnh này khá nguy hiểm vì thế cần được chuẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế những biến chứng rủi ro cũng như nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.